Tiếp tục cải cách để hỗ trợ doanh nghiệp
- Được đăng ngày Thứ ba, 12 Tháng 1 2021 15:17
(TCT online) - Ngày 12/1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo, công bố Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2020”, nhằm điểm lại diễn biến, kết quả cũng như kiến nghị về công tác cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thời gian tới.

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, năm 2020, cơ quan chức năng đã ban hành 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định của của Thủ tướng, 310 thông tư. So với các năm trước, số luật, nghị định và quyết định không biến động nhiều nhưng số thông tư giảm mạnh. Thực tế này cho thấy, chất lượng công tác xây dựng thể chế, chất lượng các quy định pháp luật nói chung được nâng lên một bước, với nội dung thiết thực và dễ thực thi hơn; dẫn đến việc không cần ban hành thêm nhiều thông tư ở cấp bộ... Điều này cũng phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính thông qua giảm thiểu số lượng văn bản pháp luật, quy định mà doanh nghiệp phải theo dõi, tuân thủ. Công tác xây dựng pháp luật đã tập trung nhiều lên cấp Quốc hội và Chính phủ ban hành, giảm dần văn bản ở cấp Bộ.
Các bộ đã ban hành 95 văn bản để cụ thể hóa, triển khai các luật, quyết định nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh; góp phần vượt “bão Covid-19”; nhất là thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh. Hiện, Việt Nam xếp thứ 49 về hệ sinh thái khởi nghiệp của thế giới. Năm qua, Chính phủ cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt để tổng rà soát, cắt giảm những quy định bất hợp lý...Năm 2020 cũng ghi nhận sự cầu thị, tiếp thu và phản hồi nhyững kiến gnhị từ phía cộng đồng doanh nghiệp của cơ quan chức năng. Tỷ lệ tiếp thu và phản hồi ý kiến của doanh nghiệp là 55%, cao hơn 10% so với năm trước.
Mặc dù chất lượng cải cách, công tác xây dựng văn bản pháp luật để hoàn thiện khung khổ pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp đã đạt kết quả khá tích cực nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI), đó là tình trạng chồng chéo, thiếu rõ ràng, gây cách hiểu khác nhau trong quy định, quy định bất hợp lý và vướng mắc trong thực hiện. Đơn cử, có trường hợp doanh nghiệp bị yêu cầu phải trình bày phương án kinh doanh với cơ quan chức năng; có cách hiểu thiếu thống nhất giữa các bên về sự phân biệt giữa dược liệu và thực phẩm. Việc kiểm tra, thanh tra cũng diễn ra phức tạp, gây khó cho doanh nghiệp trong khi còn không ít trường hợp cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến, sau đó có văn bản giải đáp nhưng không giải quyết tận gốc vấn đề...Từ đó, vấn đề đặt ra là tiếp tục cải cách mạnh hơn, với tinh thần quyết liệt để cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ thực hiện cũng như sớm đứng trong nhóm quốc gia có chất lượng môi trường kinh doanh tốt nhất khu vực ASEAN. Cần mạnh dạn xóa bỏ tư duy cũ, có cách tiếp cận công tâm và phù hợp với xu hướng hội nhập, theo thông lệ quốc tế để đưa ra những quy định thông thoáng, đúng đắn; từ đó phục vụ doanh nghiệp một cách đích thực và hiệu quả hơn.
Theo đó, VCCI cùng các hiệp hội doanh nghiệp sẽ tiếp tục rà soát, nhận diện rào cản và đề xuất các ý kiến cũng như đề nghị bãi bỏ những quy định, văn bản bất hợp lý, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp...
Thái Dương
Tin mới
- Lan tỏa tinh thần “Tết vui cùng Home Credit” - 14/01/2021 08:55
- Novaland tài trợ cho Sài Gòn FC phát triển bóng đá vươn tầm quốc tế - 13/01/2021 14:45
- Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của Agribank đạt 12.869 tỷ đồng. - 13/01/2021 14:11
- Việt - Đức: đẩy mạnh hợp tác thương mại và công nghiệp - 13/01/2021 10:54
- Hãng tàu phải minh bạch giá và thực hiện nghiêm quy định - 13/01/2021 10:30
Các tin khác
- Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe ô tô của Việt Nam - 12/01/2021 11:10
- Ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp đăng ký sản phẩm phái sinh tại HDBank - 11/01/2021 16:05
- VPBank bị phạt và truy thu hơn 18,3 tỷ đồng tiền thuế - 11/01/2021 11:08
- Đại lý thuế Tín Tâm Việt - trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp - 11/01/2021 08:59
- HDBank vào top doanh nghiệp xuất sắc năm 2020 - 11/01/2021 08:51